CẢI THIỆN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT BẰNG CÁCH THAY DDGS BẰNG KP NGÔ - ĐẬU TƯƠNG


NGHE ĐỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN TỪ KHẨU PHẦN ĂN DDGS SANG KHẨU PHẦN ĂN DỰA TRÊN NGÔ VÀ BỘT ĐẬU TƯƠNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA LỢN GIAI ĐOẠN VỖ BÉO VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT

(Acare) Sớm ngừng sử dụng DDGS ngô giúp cải thiện năng suất và đặc điểm thân thịt của lợn xuất chuồng.

DDGS được biết là có tác động tiêu cực đến năng suất thân thịt và chất lượng chất béo do NDF và hàm lượng axit béo không bão hòa cao. Do đó, lợn xuất chuồng có thể cần phải chuyển từ khẩu phần chứa DDGS sang khẩu phần ngô - đậu tương (CSBM) trước khi đưa ra thị trường. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của việc chuyển từ khẩu phần DDGS sang khẩu phần ít NDF theo khoảng thời gian tăng dần bắt đầu từ 76 ngày trước khi xuất đối với sự tăng trưởng, đặc điểm thân thịt và thành phần axit béo của thân thịt. Với mục đích này, tổng số 860 con lợn xuất chuồng (66,2 kg thể trọng) đã được sử dụng cho thử nghiệm. Mỗi chuồng nuôi 23 đến 25 con lợn có thể trọng tương đương và được phân bổ theo 5 nghiệm thức thức ăn (n = 7 chuồng) được phân biệt theo thời gian ngừng DDGS: 76, 42, 27, 15, hoặc 0 ngày trước khi xuất. Khẩu phần chứa 40% DDGS giai đoạn từ 22 đến 66 kg trước khi thử nghiệm, 0% hoặc 35% DDGS trong thời gian thử nghiệm từ 66 đến 82 kg và 0% hoặc 30% DDGS cho đến khi kết thúc thử nghiệm. Khẩu phần không được cân bằng theo  năng lượng thuần.

Kết quả cho thấy rằng, trong giai đoạn tổng thể, khi thời gian ngừng sử dụng DDGS càng dài, mức tăng trung bình hàng ngày (ADG) và BW cuối cùng tăng tuyến tính và lượng thức ăn trung bình hàng ngày và hiệu quả sử dụng thức ăn (G: F) được cải thiện bậc hai. Có sự gia tăng tuyến tính về trọng lượng thân thịt nóng (HCW), với sự gia tăng tuyến tính về năng suất thân thịt với thời gian ngừng sử dụng DDGS. Độ sâu thăn và tỷ lệ nạc không có sự khác biệt trong thử nghiệm. Mỡ lưng  tăng tuyến tính với thời gian rút rút DDGS khỏi khẩu phàn. Cuối cùng, giá trị i-ốt (IV) của mỡ bụng đã giảm một cách tuyến tính với thời gian ngưng sử dụng DDGS.

Kết luận, việc chuyển từ khẩu phần dựa trên DDGS sang khẩu phần dựa trên CSBM trong thời gian dài hơn trước khi giết mổ đã làm tăng ADG và cải thiện G: F, dẫn đến tăng HCW. Sau khi khẩu phần được chuyển từ DDGS sang CSBM, lợn đã chứng tỏ lượng ăn vào tăng lên, có thể là do khả năng tiêu thụ khối lượng lớn thức ăn sau khi tiêu thụ khẩu phần nhiều chất xơ (DDGS). IV mỡ bụng giảm khi thời gian ngừng DDGS sớm hơn, với IV thấp nhất là do lợn tiêu thụ CSBM trong toàn bộ giai đoạn thí nghiệm.

Nguồn: pig333
Lerner AB, Tokach MD, DeRouchey JM, Dritz SS, Goodband RD, Woodworth JC, Allerson M. Hiệu quả của việc chuyển từ DDGS sang khẩu phần dựa trên ngô và đậu tương đối với năng suất lợn xuất chuồng, đặc điểm thân thịt, và thành phần axit béo thân thịt. Translational Animal Science. Năm 2020; 4 (2): 715-723. https://doi.org/10.1093/tas/txaa070

Biên dịch: Acare VN team



kỹ thuật khác