DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN ĐẦU - ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ MIỄN DỊCH (PHẦN 5)

TG: Rajesh và cs 

(Acare) Vì chỉ có một thời gian rất ngắn để gà con phát triển đến độ tuổi xuất chuồng, nên điều cần thiết là phải áp dụng phương pháp quản lý hợp lý để không chỉ đảm bảo sức khỏe của gia cầm mà còn giúp chúng duy trì một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, miễn dịch mạnh mẽ và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Một số chất dinh dưỡng rất quan trọng trong sự phát triển ban đầu của hệ miễn dịch  như Vitamin A cần thiết để tối đa hóa khả năng miễn dịch, tối ưu sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm. Các chất dinh dưỡng khác có thể tác động đến sự phát triển hệ miễn sớm như acid linoleic, sắt, selen và một số vitamin B. Sự phát triển của các mô miễn dịch ở gia cầm xảy ra ở giai đoạn ấp trứng muộn và giai đoạn sau khi nở. Vì vậy, tình trạng dinh dưỡng của gà mẹ và sự lắng đọng các chất dinh dưỡng cũng như dinh dưỡng ban đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Chúng ta đã biết, vitamin A, D và E đều có vai trò điều tiết trong hệ thống miễn dịch.

Sự phức tạp của phản ứng miễn dịch đòi hỏi các phương pháp tiếp cận khác nhau của các tế bảo miễn dịch và các phân tử miễn dịch. Người ta nhận thấy rằng gia cầm dễ bị tác động bởi các mầm bệnh xâm nhập nhất là ở thời kỳ đầu mới nở vì hệ thống miễn dịch của chúng không đầy đủ chức năng ở độ tuổi này.
Cân đối dinh dưỡng bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng và chất nền cần thiết thông qua trứng và trong thức ăn tuần đầu tiên sau nở có thể hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan bạch huyết và thay đổi hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Điều này có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và tăng cường tính toàn vẹn của biểu mô ruột ở những gia cầm đang phát triển.

Niêm mạc ruột tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài bao gồm vi khuẩn gây bệnh và mô bạch huyết liên quan tới ruột (GALT) của nó đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của gia cầm. Do đó, điều quan trọng là tránh cho ăn muộn vì có thể làm chậm quá trình khởi động chức năng của GALT. Bổ sung chất dinh dưỡng vào trứng có thể đóng một vai trò quan trọng trong đó việc cho ăn muộn do các hạn về về phát sinh do vận chuyển và phân phối gà con một ngày tuổi.

Việc  bổ sung vào phôi trứng không chỉ là một phương pháp lấp đầy các chất dinh dưỡng dự trữ mà nó còn là một công cụ cho phép bổ sung các chất khác để kích thích hệ thống miễn dịch, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột và điều chỉnh sản xuất các chất chuyển hóa. Dibner và cs đã đề xuất ảnh hưởng của dinh dưỡng sớm đối với sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở gà giai đoạn ấp. Theo các tác giả, dinh dưỡng sớm có thể cung cấp các cơ chất thiết yếu, ảnh hưởng tới hormone nội dinh hoặc chất điều hòa miễn dịch. Sự hiện diện của kháng nguyên trong đường tiêu hóa có thể kích hoạt sự biệt hóa hoàn toàn của các tế bào miễn dịch lympho B.

Gần đây, sự quan tâm đã được tăng cường vào thao tác dinh dưỡng của phôi đang phát triển để cải thiện khả năng miễn dịch và sức khỏe của gia cầm trong các thời kỳ sinh trưởng sau này. Việc cải thiện khả năng miễn dịch của gia cầm bằng cách sử dụng vitamin, acid amin và prebiotic thông qua việc bổ sung vào trứng đã được khuyến khích. Tương tự như bổ sung vào giai đoạn cuối của trứng, Kadam và cs đã tiêm Threonine vào túi noãn hoàng của phôi 14 ngày tuổi và thấy rằng nó cải thiện phản ứng miễn dịch trung gian tế bào ở gà con. Bakyaraj và cs báo cáo rằng việc bổ sung acid amin, các chất vi lượng, acid béo và vitamin vào khoang ối của phôi ở thời kỳ cuối đã cải thiện khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào ở gà con. Một nghiên cứu được thực hiện bở Selvaraj và Cherian sử dụng phương pháp bổ sung acid béo vào khoang ối cho thấy việc bổ sung acid linoleic (acid béo ω-6) làm tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào trong khi tiêm acid béo ω-3 có nguồn gốc từ biển, gây ra một pản ứng dịch thể. Tương tự như vậy, glucose kích hoạt miễn dịch dịch thể trong khi fructose và ribose điều chỉnh miễn dịch tế bào ở gà thịt được tiêm vào túi noãn hoàng/amnion vào ngày 14 của quá trình ấp. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bổ sung các acid amin trong trứng có thể giúp tăng cường các gen miễn dịch ở gà thịt. Việc cải thiện sớm tình trạng miễn dịch ở gà thịt cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể và dinh dưỡng của gia cầm.

Một số chất nền như mananoligosaccharides có khả năng tác động tới sự phát triển của tế bào ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và cải thiện chức năng hàng rào biểu mô. Ngoài ra, trong một nghiên cứu của Dalloul và cs việc bổ sung lectin vào khoang ối của trứng giúp  tạo ra sức đề kháng chống lại bệnh cầu trùng. Việc bảo vệ gia cầm chống lại sự lây nhiễm cầu trùng này là một tác dụng rõ ràng về việc tạo miễn dịch của chương trình dinh dưỡng sớm. Oxit nitric (NO) được tạo ra bởi các tế bào tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào phản ứng miễn dịch và có vai trò quan trọng trong điều hòa miễn dịch và dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh vai trò là một phân tử tín hiện, NO cũng có thể hoạt động như một thành phần không đặc hiệu của hệ thống miễn dịch, bằng cách tiêu diệt mầm bệnh xâm nhập, tế bào khối u và kí sinh trùng.Việc bổ sung arginine trong phôi vào giai đoạn cuối đã được ghi nhận làm tăng tiết globilin miễn dịch A (slgA) trong niêm mạc ruột và kích hoạt đường truyến tín hiệu Arg-NO ở gà thịt.

Việc sử dụng một số chất phụ gia như một cách tiếp cận chất dinh dưỡng để giải quyết tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời gian mới nở cũng có triển vọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch ở giai đoạn phát triển của gà. Bổ sung Betaglucan có thể tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên nhờ việc điều chỉnh quá trình oxy hóa, khả năng thực bào, giảm vi khuẩn gây bệnh và giảm tỷ lệ xâm nhập của Salmonella enteritica ở gà mới nở. Việc cho ăn sớm acid amin là điều cần thiết vì tốc độ oxy hóa của chúng tăng lên trong quá trình viêm và khẩu phần ăn thông thường không thể đáp ứng được yêu cầu của những con gà đang trong giai đoạn phát triển và khi gặp những thách thức khác. Glutamin cung cấp nguồn năng lượng và nito cho sự phát triển số lượng của các tế bào niêm mạc ruột và miễn dịch, cùng với cystine để tổng hợp các chất oxy hóa như glutathione.

Tuy nhiên, người ta cho rằng việc chăn nuôi gia cầm để có sức đề kháng miễn dịch cao hơn sẽ có một số tác động tiêu cực không mong muốn đến trong chăn nuôi gia cầm hiện đại do thời gian sản xuất thịt hoặc trứng ngắn. Do đó, cần phải tiến hành các công việc tiếp theo để xác định hiệu quả của việc lập chương trình dinh dưỡng sớm so với việc cho ăn chậm để giải quyết các thách thức bắt nguồn từ các bệnh trong quá trình chuyển hóa và truyền nhiễm trong chăn nuôi gia cầm.

Nguồn: eFeedlink
Biên dịch: Acare Team

kỹ thuật khác