DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN ĐẦU - ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT (PHẦN 4)


TG: Rajesh và cs

(Acare) Năng suất đáng kinh ngạc của gà con hiện đại có thể tăng trọng lượng cơ thể thêm 25% sau một ngày sau nở và 5000% sau 5 tuần lên đến 2kg khiến chúng cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn để đáp ứng, cùng với việc tăng cường chức năng của hệ vi sinh vật để cải thiện khả năng miễn dịch, tiêu hóa và hấp thụ, giúp cải thiện sự phát triển tổng thể của gia cầm.

Hệ vi sinh vật bảo vệ đường ruột được thiết lập rất ổn định, tuy nhiên nó có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như khẩu phần ăn uống, mầm bệnh và môi trường. Ví dụ: các phụ gia thức ăn chăn nuôi (kháng sinh, chống cầu trùng, chất đệm hoặc chất tạo acid sẽ ảnh hưởng tới pH của ruột). Tuy nhiên, khẩu phần ăn có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, gây ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đường ruột. Các yếu tố như nguyên liệu thức ăn, quá trình sản xuất, khả năng tiêu hóa hay phương pháp cho ăn có thể làm xáo trộn và mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, đặc biệt đối với động vật non. Ví dụ, khẩu phần ăn gồm ngô và lúa miến làm tăng vi khuẩn Entercoccus, khẩu phần ăn chứa lúa mạch làm tăng vi khuẩn EscherichiaLactococcus, khẩu phần ăn chứa lúa mạch đen làm tăng vi khuẩn Streptococcus.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ miễn dịch đường ruột thay đổi theo hệ vi sinh vật đường ruột. Gà con mới nở rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vì vậy chúng cần được cung cấp một môi trường gần như vô trùng, thích hợp để thiết lập và phát triển một hệ vi sinh vật tương đối ổn định với tuổi của chúng. Sự tương tác giữa hệ vi sinh vật và vật nuôi đóng vai trò quyết định để xác định hệ vi sinh vật và sự ổn định của hệ vi sinh vật đó trong đường ruột. Pourabedin và Zhao đã giải thích sự thay đổi này của Clostridum, Enterbacteria và các vi khuẩn khác ở hồi tràng vào 7 ngày tuổi và vi khuẩn Lactobacilli, Clostridum ở 35 ngày tuôi. Apajalahti và cs cho thấy mật độ vi khuẩn sau khi nở một ngày ở manh tràng và hồi tràng của gà thịt lần lượt là 108 và 1010 tế bào/gram chất tiêu hóa và đạt mức tối ưu là 109 và 1011 tế bào/gram chất tiêu hóa ở hồi tràng và manh tràng sau khi nở 3 ngày. Mật độ vi khuẩn này ổn định trong 30 ngày tiếp theo hoặc cao hơn ở gà thịt.

Việc bổ sung prebiotic trong chương trình dinh dưỡng giai đoạn đầu làm tăng sự phong phú của vi khuẩn Lactobacilli Bifidobacteria và giúp ngăn chặn vi khuẩn Coliform. Trong khi, một nghiên cứu của Villalluenga và cs đã nhận thấy rằng, việc sử dụng bổ sung sybiotic vào trứng ở ngày 12 hoặc 17 của quá trình ấp, làm tăng số lượng vi khuẩn Bifidobacteria trong giai đoạn sau nở. Một nghiên cứu khác của De Oliveira về việc bổ sung prebiotic trong trứng chứa vi khuẩn Enterococcus faecium làm giảm số lượng gà con dương tính với Salmonella enteritisis sau khi nở. Điều này chỉ ra rằng việc bổ sung probiotic vào trong trứng có đủ tiền năng để tác động đến sự nhiễm khuẩn sau nở.

Nói chung, prebiotic kích thích hệ vi sinh vật và khi được bổ sung vào trong trứng ở khoảng 12 ngày ấp và bổ sung probiotic lúc 17/18 ngày ấp sẽ gây ra loại trừ cạnh tranh với các vi khuẩn có hại. Vì vậy, việc bổ sung sớm vào hệ vi sinh vật là có lợi và rất quan trọng đối với sự phát triển của gà.

Nhiều kỹ thuật phân tử công nghệ cao được sử dụng để nghiên cứu hệ vi sinh vật đường ruột, giải trình tự thông lượng cao đang là phương pháp phổ biến nhất cùng với giải trình tự amplicon, tiếp theo là giải trình tự bắn súng ngắn, siêu hình học. Các kỹ thuật này có một số hạn chế liên quan đến việc xác định đặc điểm hoạt động chức năng của hệ vi sinh vật đường ruột, do đó, cách tiếp cận tổng thể sử dụng multicomics có thể giúp hiểu rõ hơn về hệ vi sinh vật đường ruột này.

Nguồn: eFeedlink
Biên dịch: Acare Team

kỹ thuật khác