Tác giả: Enric Marco
(Acare VN) Những yếu tố môi trường nào có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR)? Trong bài viết sau đây, tác giả Enric Marco sẽ nêu lên những ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm, v.v, các yếu tố này có thể khiến chúng ta tổn hại về chi phí.

FCR của các loài động vật khác nhau
Lợn sẽ có phản ứng với các mức nhiệt độ cao và thấp, nhưng phản ứng này sẽ tuỳ thuộc vào cảm giác nhiệt mà chúng cảm nhận được. Cảm giác nhiệt không thể đo bằng nhiệt kế, và nó sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, loại sàn, tốc độ thông gió, loại giống, thành phần của khẩu phần và lượng ăn vào, v.v. Có thể quan sát lợn bằng mắt thường để nhận biết được liệu chúng đang ở trong vùng nhiệt thoải mái hay vùng trung tính; giới hạn thấp sẽ là nhiệt độ tới hạn mức thấp (LCT), và giới hạn trên sẽ là nhiệt độ tới hạn bay hơi (ECT). Khi nhiệt độ thấp hơn mức LCT, lợn sẽ tụm lại với nhau và nằm ngủ trên chân nhau để bảo toàn nhiệt độ và tăng lượng ăn vào hàng ngày để tạo ra nhiều nhiệt hơn, từ đó có thể làm tệ hơn quá trình chuyển đổi thức ăn.
Ngược lại, nếu nhiệt độ vượt quá mức ECT thì lợn sẽ hiếm khi ở tình trạng khô ráo, vì chúng sẽ tự làm bẩn và ướt cơ thể để hạ nhiệt và sẽ nằm duỗi thẳng người để tránh tối đa sự mất nhiệt. Lợn sẽ uống nhiều nước hơn và bắt đầu sử dụng các cơ chế để ngăn nhiệt độ cơ thể tăng lên, chẳng hạn như tăng nhịp thở mỗi phút lên 50-60 nhịp để làm bay hơi nhiều nước hơn nhằm làm mát cơ thể, đồng thời lượng ăn vào hàng ngày giảm đi dẫn đến tăng trưởng cũng giảm theo. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, quá trình chuyển đổi thức ăn cũng sẽ bị suy giảm. Nếu nhiệt độ môi trường tiếp tục tăng, và khi tăng đến một điểm không thể duy trì nhiệt độ cơ thể, điểm này được gọi là nhiệt độ tới hạn mức cao (UCT). Nếu nhiệt độ môi trường tăng trên điểm này thì sẽ dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và hậu quả cuối cùng là tử vong.
Biểu đồ thể hiện vùng nhiệt trung tính hoặc vùng thoải mái (là vùng có nhiệt độ mà lợn cảm thấy thoải mái)
(Theo Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Thực phẩm (1983); Môi trường lợn Vương quốc Anh: MAFF. (Tập 2410)).
Cần cần nhắc về cảm giác nhiệt của lợn vì nó sẽ phụ thuộc vào độ ẩm xung quanh, luồng không khí, và lượng ăn vào hàng ngày của chúng. Chẳng hạn như, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, khả năng làm mát của lợn sẽ giảm và tác động tiêu cực của nhiệt độ sẽ gây bất lợi cho việc sản xuất thịt của lợn. Điều tương tự cũng xảy ra vào mùa đông, trong điều kiện độ ẩm cao hoặc có các luồng không khí, cảm giác nhiệt của lợn sẽ giảm đi và điều này thậm chí còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR).
Lượng nhiệt được tạo ra đối với việc lắng đọng mô phụ thuộc vào sự phân chia năng lượng chuyển hóa (ME) trong quá trình tổng hợp protein và lipid, và nguồn gốc sinh hóa của các chất dinh dưỡng được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu. Trên thực tế, hiệu suất năng lượng (năng lượng thuần : tỷ lệ năng lượng chuyển hóa) đối với quá trình lắng đọng protein thấp hơn so với quá trình tích tụ lipid (60% so với 80%) và hiệu suất sử dụng cũng thay đổi tuỳ theo đặc điểm của khẩu phần: do đó, hiệu suất đối với chất béo là 90% trong khi đối với carbohydrate sẽ là 82%, và 60% đối với chất xơ và protein. Các dòng di truyền có tốc độ phát triển cơ bắp cao hiện tại sẽ nhạy cảm với nhiệt độ cao hơn nhiều so với các dòng trước đó. Do đó, các hệ thống làm mát ngày càng trở nên quan trọng hơn trong các giai đoạn xuất chuồng nhằm giúp duy trì năng suất cho vật nuôi trong suốt những tháng có nhiệt độ ấm.
Đối với thức ăn, để giảm bớt tác động của nhiệt, chúng ta nên sử dụng khẩu phần có chứa ít protein và chất xơ vì những khẩu phần này sẽ tạo ra ít nhiệt hơn. Vào mùa hè, việc dư thừa protein trong khẩu phần cũng sẽ gây bất lợi hơn về mặt kinh tế vì nó không chỉ làm tăng chi phí thức ăn, không thu lại được gì mà còn khiến lợn sinh nhiệt nhiều hơn, làm tăng thêm những tác động bất lợi của nhiệt độ môi trường.
Nguồn: pig333.com
Biên dịch: Acare VN Team