LIỆU CÁC VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT CÓ NGĂN CHẶN ĐƯỢC DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI?


Emma Penrod

(Acare) Bỏ phân của heo rừng vào chuồng heo nhà giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh Dịch tả Heo Châu Phi. 

Theo nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Động vật thuộc Viện Nghiên cứu Nông sản và Công nghệ Tây Ban Nha việc thu hoạch vi khuẩn đường ruột từ những con heo rừng có sức đề kháng cao với dịch tả Châu Phi để sử dụng cho heo nhà có thể giúp chống lại sự lây lan của virus và các bệnh khác trong tương lai.

Theo Ferrnando Rodriguez, người đứng đầu nhóm nghiên cứu ASF tại ITRA-CReSA, mặc dù ASF lưu hành trên heo rừng ở châu Phi, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những con heo rừng này không nhạy cảm với các đợt bùng phát virus như đàn heo nhà. Ông Rodriguez cho biết, có thể có sự khác biệt về gen giữa hai loài, nhưng nhóm nghiên cứu của ông nghi ngờ rằng có nhiều điều hơn nữa về câu chuyện sức đề kháng của heo rừng đối với ASF. 

Trong các thí nghiệm trước đây, nhóm ITRA-CReSA đã xác định rằng heo được nuôi trong môi trường vô trùng cho thấy tính nhạy cảm cao hơn với ASF, ngay cả khi những con heo này giống hệt nhau về mặt di truyền. Rodriguez nghi ngờ rằng hệ vi sinh vật đường ruột chính là nguyên nhân. 

Trong nghiên cứu tiếp theo được công bố vào tháng trước trên tạp chí Scientific Reports, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng phân của heo rừng cho heo nhà cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại virus ASF. Những con heo nhà, nhận được phân phân của những heo rừng có sức đề kháng cao với ASF và sau đó tiếp xúc với một dạng virus ASF suy yếu, thì không bị mắc bệnh. Trong khi những con heo không được nhận phân thì bị bệnh khi tiếp xúc với cùng một loại virus như trên. 

Rodriguez cho biết : ”Thông điệp mà chúng tôi muốn nói đến là những con heo rừng liên tục đối phó với nhiều virus, chứ không chỉ ASF”. ”Chúng tôi cho rằng điều này sẽ xảy ra với các bệnh truyền nhiễm và kí sinh trùng khác, và tôi nghĩ một phần nguyên nhân là do hệ vi sinh vật đường ruột mà chúng có”. 

Rodriguez cho biết thêm, mục tiêu tiếp theo của các nhà nghiên cứu là nghiên cứu và phân lập các chủng vi khuẩn cụ thể từ việc sử dụng phân của heo rừng, điều mà có thể được đưa vào làm phụ gia thức ăn chăn nuôi để tăng khả năng miễn dịch chống lại các bệnh, có khả năng trong việc giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. 

”Một số vi khuẩn mà chúng tôi phân lập được có khả năng kích thích miễn dịch tuyệt vời” Rodriguez cho biết. ”Chúng tôi đang mang lại một cơ hội, trong đó các vi sinh vật này có thể sử dụng trong tương lai trên các trang trại, và hy vọng rằng điều này không còn xa nữa ”. 

Rodriguez cho biết ITRA-CReSA cũng đã hợp tác với các nhà nghiên cứu ở Kenya để đánh giá xem liệu vi khuẩn được xác định trong nghiên cứu đang diễn ra có thể đưa vào quần thể heo rừng để giảm sự lây lan ASF trong đàn heo rừng hay không. 

Nhưng Rodriguez tin rằng tiềm năng của nghiên cứu này không chỉ giới hạn đối với ASF. Với những đặc tính quan sát được ở vi khuẩn mà nghiên cứu của họ đã xác định được cho đến nay, Rodriguez tin rằng có tiềm năng để phát triển một thế hệ probiotics tiếp theo giúp chống lại vô số bệnh phiền toái có khả năng xảy ra trên người cũng như trên động vật. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về vi khuẩn đang được đẩy nhanh – Rodriguez cho biết các nhà nghiên cứu từ 7 phòng thí nghiệm quốc tế đã liên lạc ông để bày tỏ sự quan tâm của họ về các chủng vi khuẩn – ông cho biết sẽ mất ít nhất một năm để bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ nghiên cứu của ITRA-CReSA có mặt trên thị trường. 

Rodriguez  cho biết ”Sẽ mất khoảng một năm, nếu ngày mai có ai đó đầu tư để chứng minh điều này an toàn”. ”Nếu không, thì sẽ khoảng năm năm. Nhưng tiềm năng của nó là rất tuyệt vời. Đó chính là mỏ vàng”. 

Nguồn : FeedStrategy 
Biên dịch : Acare Team 

kỹ thuật khác