LIỆU THỨC ĂN CÓ LÀ NGUỒN LÂY BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI?


Tác giả: Ioannis Mavromichalis

(Acare VN) Thức ăn chăn nuôi có thể mang vi rút; do đó, việc phòng ngừa và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học là chìa khóa giúp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại những nơi chưa từng bị nhiễm bệnh.

Cuộc chiến chống vi rút gây bệnh ASF ở lợn vẫn tiếp diễn kể từ lần phát hiện gần nhất là tại Georgia vào năm 2018. Đây vẫn là một vấn đề cục bộ đang tàn phá hoạt động chăn nuôi lợn ở các nước xung quanh Nga – tại đây, vi rút nhanh chóng lây lan sang khu vực Đông Á và cuối cùng là Tây Âu. Một nhà dinh dưỡng học như tôi cũng chẳng có nhiều điều để nói về vấn đề này, vì cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc hoặc vắc xin nào có thể ngăn ngừa được loại vi rút này cả. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có nhiều điều để thảo luận như bên dưới đây để có thể phòng ngừa chủng vi rút này.

Ngăn chặn vi rút xâm nhập Vào trang trại là cách duy nhất để tránh hoàn toàn các thiệt hại


Tại một sự kiện vào tháng 7 năm ngoái, tôi được Tiến sĩ Eckel - làm việc tại Công ty Dinh dưỡng của Đức - mời thuyết trình về mối liên hệ giữa thức ăn chăn nuôi cho lợn và dịch bệnh ASF.  Nhưng thật trùng hợp, vài ngày trước khi diễn ra sự kiện (sự kiện này đã được lên lịch từ lâu), dịch bệnh ASF được phát hiện lần đầu tiên tại biên giới quan trọng giữa Đức và Hà Lan, ngay trung tâm các khu vực chăn nuôi lợn của cả hai nước. Trước đây, vi rút này đã được phát hiện tại Bỉ, nhưng khá hạn chế ở biên giới Đức và Ba Lan. Bệnh dịch ASF xuất hiện tại biên giới phía tây là một sự phát hiện gây choáng, vì trước đó chưa từng ghi nhận bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào trên lợn rừng tại khu vực này (như nguyên tắc thông thường đối với hầu hết các trường hợp).   

Trong khoảng thời gian không may xảy ra bệnh dịch, tôi đã phải trả lời hai câu hỏi đơn giản liên quan đến thức ăn và bệnh ASF: Thức ăn có phải là vật trung gian lây truyền vi rút ASF không, và, nếu có, chúng ta có thể làm gì cho việc này? Câu trả lời là “Có”, thức ăn chăn nuôi có thể mang vi rút, và đây là một nguồn tin xác thực.

Đúc kết kinh nghiệm từ vi rút gây dịch tiêu chảy cấp ở lợn (PED) tại Mỹ


Đã có nhiều cuộc thảo luận về vai trò của thức ăn đối với việc lây lan dịch bệnh trong đợt bùng phát chưa từng có do vi rút gây tiêu chảy cấp ở lợn (PED) gây ra, và nó đang ảnh hưởng đến số lợn con sơ sinh ở Hoa Kỳ và Canada. Một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi duy nhất ở Canada có thể có/ hoặc không liên quan đến việc làm lây lan dịch bệnh trong nhiều trang trại. Một số nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật đã bị đổ lỗi (đúng hoặc sai) vì đã mang vi rút và làm lây lan dịch bệnh, và thực sự những nguyên liệu thô đó vẫn đang gặp khó khăn trong việc phục hồi hoàn toàn. Và cuối cùng là, vi rút đã được phát hiện trong một số thức ăn premix nhập khẩu nhất định. Nhìn chung, không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai vì đã rõ ràng rằng thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu thức ăn có khả năng giữ (mang) và truyền vi rút PED, tuy chưa có bằng chứng chắc chắn rằng sự lây truyền như vậy là đủ để thực sự gây nên dịch bệnh. Các bệnh do vi rút gây ra đòi hỏi một tải lượng và thời gian phơi nhiễm nhất định - như những gì chúng ta được học về các vấn đề liên quan đến COVID. 

Nghiên cứu về DỊCH BỆNH ASF tại Đại học Bang Kansas


Vi rút ASF vẫn chưa xâm nhập vào châu Mỹ, và theo hiểu biết của tôi, các nhà chức trách đang cố gắng hết sức để ngăn chặn điều này; tuy nhiên, có nhiều người tin rằng vấn đề này sẽ xảy ra và chỉ còn đợi thời điểm. Ngoài việc phát triển một loại vắc xin để ngăn ngừa vi rút ASF, Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị cho vấn đề không thể tránh khỏi này bằng cách thực hiện một số nghiên cứu kỹ lưỡng về mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và ASF. Nghiên cứu đầu tiên tại trường Đại học Bang Kansas - nơi tôi đã lấy bằng Thạc sĩ Khoa học Tự nhiên – đã chứng minh rằng thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu thức ăn có thể mang vi rút. Trên thực tế, một số nguyên liệu và thức ăn hoàn chỉnh cho lợn đã được chứng minh là có khả năng giữ lại vi rút sau một chuyến đi mô phỏng xuyên Đại Tây Dương - đây là công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Megan Niederwerder và các đồng nghiệp của bà ấy tại Trường Cao đẳng Thú y. 

Nghiên cứu trên đã chứng minh được vi rút không chỉ có thể sống sót trong điều kiện khắc nghiệt của chuyến đi mà còn đủ mạnh để lây nhiễm sang lợn (mặc dù lợn sẽ phải ăn số lượng lớn thức ăn bị ô nhiễm, hoặc lượng thức ăn nhỏ hơn nhưng thường xuyên hơn). Điều này xảy ra chính xác ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn khi số lợn con được ăn tự do cả ngày, trong khi số lợn giống tiêu thụ các bữa ăn lớn từ hai đến ba lần mỗi ngày. Vì vậy, vi rút có thể lây nhiễm cho lợn thông qua thức ăn nhập khẩu bằng cách này, nhưng như mọi khi, khả năng nhiễm bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ phơi nhiễm.

Tình hìNh hiện tại


Để trả lời lại câu hỏi: “Liệu thức ăn có thể lây truyền bệnh ASF hay không?”, chúng tôi có thể tự tin trả lời như sau:

■ Câu trả lời là “Có”, thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu có thể là vật trung gian lây truyền vi rút ASF mạnh mẽ.
■ Tuy nhiên, lợn cần phải tiếp nhận nồng độ vi rút cao và tiếp xúc liên tục mới có thể nhiễm bệnh.
■ Lợn choai có thể bị nhiễm bệnh nếu chúng ăn lượng thức ăn khô đã bị lây nhiễm nặng nhiều bữa trong ngày.
■ Lợn giống có thể bị nhiễm bệnh nếu chúng ăn lượng thức ăn khô bị lây nhiễm nặng với những bữa ăn lớn.
■ Việc tiêu thụ các chất lỏng (như thức ăn lỏng hoặc chất bổ sung trong nước) với nồng độ vi rút thấp hơn / có nguy cơ phơi nhiễm thấp hơn so với thức ăn khô cũng có khả năng lây nhiễm bệnh.
■ Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể là nguồn lây nhiễm, vì vi rút sẽ lây lan rộng rãi tại đây trước, sau đó sẽ xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi, và điều này đòi hỏi phải thực hiện bổ sung thêm các biện pháp an toàn sinh học.
■ Việc mua những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi không rõ nguồn gốc từ nhiều nhà cung cấp sẽ có nguy cơ cao hơn khi mua tại địa phương, hoặc từ các nguồn cung cấp tại các khu vực được xác định là không bị nhiễm bệnh.
■ Các sản phẩm có nguồn gốc động vật có thể gây nhiều rủi ro hơn nếu không được xử lý đúng cách, nhưng việc này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao hơn vì tất cả các giả định đều chỉ dựa trên kinh nghiệm của chúng ta từ đợt bùng phát vi rút PED.

Phòng ngừa chính là chìa khoá


Khi một trang trại bị nhiễm vi rút ASF, thì phần lớn lợn sẽ bị chết, và hiện không có giải pháp triệt để vào lúc này. Vì vậy, việc ngăn chặn vi rút xâm nhập vào trang trại là cách duy nhất để tránh hoàn toàn các thiệt hại. Ngay cả việc tiêu hủy toàn bộ quần thể lợn khỏe mạnh trong bán kính vài km xung quanh một trang trại bị nhiễm bệnh ở châu Âu và châu Á cũng đã được chứng minh là không hiệu quả. Dinh dưỡng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, nhưng phần lớn công việc sẽ thuộc về các bác sĩ thú y, họ sẽ phải đảm bảo tình trạng không nhiễm ASF càng lâu càng tốt, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về quan điểm này ở bài viết kế tiếp.


Nguồn: feedstrategy.com
Biên dịch: Acare VN Team

kỹ thuật khác