SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU THAY THẾ ĐỂ GIẢM GIÁ THÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI


PHẦN IV 

Khô dầu hướng dương 

Khô dầu hướng dương là khô dầu hạt quan trọng thứ tư, có nguồn gốc từ quá trình chiết xuất dầu từ hạt hướng dương. Nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều vùng như một nguồn protein và hoạt động như một nguyên liệu thay thế cho khô dầu đậu nành. Khô dầu hướng dương có thể được làm từ hạt còn nguyên hoặc hạt đã tách vỏ. Các đặc tính chất lượng của khô dầu bị ảnh hưởng bởi hạt và loại quy trình chiết xuất dầu. Khô dầu hướng dương không chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng.

Những điểm cần cân nhắc với loại khô dầu này: 
• Màu sắc của khô dầu hướng dương chuyển từ xám sang đen và phụ thuộc vào mức độ tách vỏ (khô dầu hạt ít vỏ có màu nhạt hơn) và quá trình tách dầu.
• Bột Hipro (đạm cao) phù hợp hơn nhiều cho gia cầm và nên chọn nguồn gốc thay vì bột tiêu chuẩn. Hàm lượng protein thô của chúng thay đổi từ 36% đến 40%.
• Cần phải phân biệt giữa khô dầu Hipro và khô dầu tiêu chuẩn.
• Tỷ lệ tiêu hóa tốt của phân đoạn protein. Giàu methionine, cystine và tryptophan, nhưng ít lysine.
• Giàu nguồn canxi, phốt pho và vitamin B.
• Việc đưa vào khẩu phần ăn của gà thịt thường giới hạn ở mức 5% do hàm lượng xơ cao và năng lượng thấp.

Khô dầu cọ

Khô dầu cọ là phụ phẩm của quá trình sản xuất dầu cọ. Quá trình chiết xuất dầu sử dụng phương pháp dung môi hóa học so với sử dụng máy ép có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Hàm lượng chất xơ cao nên ít phù hợp để sử dụng trong thức ăn cho gà thịt. Tuy nhiên, trong thức ăn gà giống, mật độ dinh dưỡng thấp của nguyên liệu này có thể được coi là một lợi ích. Khô dầu hạt cọ có thể là một nguồn protein hữu ích, được đặc trưng bởi mức lysine thấp nhưng được cung cấp đầy đủ các axit amin chứa lưu huỳnh. Tuy nhiên hàm lượng xơ cao của có ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa protein. Hàm lượng chứa khô dầu cọ trong thức ăn gia cầm có thể tăng lên khi sử dụng hỗn hợp enzyme (cellulase, glucanase và xylanase).

Khô dầu dừa 

Khô dầu dừa là sản phẩm phụ của quá trình chiết xuất dầu dừa. Cùi dừa là phần ruột khô của quả dừa già. Mảnh hoặc bã dừa thu được từ cùi dừa sau khi loại bỏ dầu bằng dung môi hoặc máy ép. Phương pháp ép được sử dụng làm tăng hàm lượng dầu còn lại (từ 1,5% đến 14%). Hàm lượng protein thô điển hình là khoảng 20%, với mức axit amin thiết yếu thấp. Khả năng tiêu hóa của phần protein thấp. Có hàm lượng xơ cao, thay đổi từ 8% đến 16%. Việc sử dụng các enzym (ví dụ như mannanase) đã được chứng minh là cải thiện giá trị dinh dưỡng của cùi dừa. Một khuyến nghị chung là không sử dụng trong khẩu phần tiền khởi động và khởi động do năng lượng thấp, hàm lượng xơ cao và khả năng giữ nước cao có thể cản trở lượng thức ăn ăn vào. Khô dầu dừa có thể được sử dụng ở mức tối đa 10% cho các khẩu phần ăn gia cầm khác khi sử dụng enzym.

Việc kiểm soát chất lượng cần được tập trung vào việc giám sát:
1. Độ ôi thiu (phụ thuộc vào hàm lượng dầu còn lại).
2. Mức độc tố nấm mốc.
3. Hàm lượng đạm, béo, chất xơ do tính biến đổi cao.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ nguồn cung hạn chế hoặc thị trường nguyên liệu không ổn định, việc sử dụng các nguyên liệu thay thế trong khẩu phần ăn của gà thịt và gà giống có thể mang lại lợi ích kinh tế và tăng cường khả năng cạnh tranh trong kinh doanh gia cầm.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ lưỡng và mô tả đặc tính của các nguyên liệu để xác định các cơ hội và hạn chế của việc đưa chúng vào thức ăn chăn nuôi, vì điều cần thiết là tối đa hóa phản ứng hiệu quả. Các nền tảng kinh tế phải được duy trì - tối đa hóa năng suất với chi phí sản xuất cạnh tranh hơn.

Bảng 1: Mức bổ sung tối đa được khuyến nghị của các nguyên liệu thay thế khác nhau trong khẩu phần ăn cho gà thịt và gà giống.

Nguyên liệu

Gà thịt

Gà giống

<3 tuần

>3 tuần

Giai đoạn sinh trưởng

Giai đoạn sản xuất

Lúa mì (+ enzym)

50%

70%

50%

70%

Ngô

-

-

-

-

Cao lương (tannin thấp)

-

-

-

-

Lúa mạch (+ enzym)

3%

15%

5%

20%

Yến mạch (+ enzym)

5%

15%

25%

20%

DDGS

6%

15%

15%

15%

Gluten ngô

5%

10%

10%

10%

Gluten ngô tiêu chuẩn

3%

5%

10%

10%

Cám gạo

5%

10%

15%

15%

Cám mì

Không khuyến nghị

5%

10%

15-20%

Sắn ( HCN thấp)

20%

30%

30%

30%

Khô dầu hạt cải

5%

5%

5%

Không khuyến nghị

Khô dầu Canola (chiết xuất dung môi)*

5%

10%

5%

5%

Khô dầu hạt bông (gossypol thấp)

5%

10%

10%

Không khuyến nghị

Khô dầu hướng dương

5%

10%

10%

10%

Khô dầu hạt cọ (+ enzym)

Không khuyến nghị

10%

15%

10%

Khô dầu dừa (+ enzym)

Không khuyến nghị

10%

10%

10%



Biên dịch: Acare VN Team 
Nguồn: aviagen.com

kỹ thuật khác