THAY THẾ THÀNH CÔNG KẼM ZnO KHÔNG CHỈ LIÊN QUAN ĐẾN THỨC ĂN

By Kristina Sørensen

(Acare) Việc thay thế ZnO đòi hỏi một giải pháp phức tạp kết hợp giữa các chiến lược cho ăn và quản lý để giải quyết bệnh tiêu chảy trên heo con cai sữa.

Kẽm oxit (ZnO) hàm lượng cao là vũ khí hữu hiệu chống lại các vi khuẩn đường tiêu hóa thường gây nên bệnh tiêu chảy trong suốt giai đoạn cai sữa của heo con. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6 năm 2022, EU sẽ thực thi lệnh cấm sử dụng ZnO trong khẩu phần cho heo cai sữa - quyết định này đã khởi động một cuộc chạy đua quyết liệt nhằm tìm ra giải pháp thay thế.

Giai đoạn chuyển tiếp cai sữa là một trong những giai đoạn khó khăn  nhất trong vòng đời của heo, giai đoạn này thường gây stress, tăng trưởng kém và tiêu chảy ở heo con. Các giải pháp đưa ra thường xoay quanh việc tối ưu hóa nguồn thức ăn chăn nuôi, đó là lý do tại sao việc tìm kiếm nguồn ZnO thay thế ban đầu tập trung vào việc tìm kiếm một nguyên liệu có thể đóng vai trò thay thế 1: 1.

Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng hơn khi giải pháp thay thế ZnO vẫn chưa được tìm thấy trong bất kì một nguyên liệu thức ăn đơn lẻ nào trong khi thời gian ban hành lệnh cấm của EU ngày càng đến gần. Thay vào đó, việc thay thế ZnO đòi hỏi một giải pháp phức tạp hơn mà trong đó, tình trạng sức khỏe, việc quản lý và vệ sinh của heo phải được kết hợp với tổng thể với các chiến lược cho ăn và các giải pháp về thức ăn để điều trị bệnh tiêu chảy khi cai sữa ở heo con (xem Hình 1). Những kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi lợn ở Đan Mạch đã cung cấp bằng chứng về điều này.
Hình 1. Một cách tiếp cận đa nhân tố đối với nguồn thức ăn không có kẽm (Zn). Nguồn: Vilomix.

Bản chất của phương pháp cai sữa mới

Trong điều kiện tự nhiên, việc cai sữa là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên, trong chăn nuôi hiện đại, việc cai sữa diễn ra sớm và đột ngột. Tách biệt đột ngột heo con với heo nái mẹ đi kèm với nhu cầu thích nghi với một kiểu ăn uống mới, trộn đàn heo đang cai sữa lẫn với đàn  heo con khác và thiết lập một hệ thống phân cấp mới. Đồng thời, heo con phải đương đầu với sự thay đổi từ sữa nái sang thức ăn đặc làm từ thực vật chứa nhiều protein và carbohydrate phức tạp hơn. Điều này gây căng thẳng tâm lý rất lớn cho heo con giai đoạn cai sữa.
Những hậu quả này thường làm giảm lượng ăn vào trong những ngày ngay sau khi cai sữa và có thể gây ra chứng biếng ăn ở heo con. Điều này thật sự nguy hiểm vì độ tuổi cai sữa của heo là từ khoảng ba đến bốn tuần, đồng thời, đây cũng là giai đoạn mà các cơ quan của heo, đặc biệt là đường tiêu hóa (GI), vẫn đang phát triển và chưa hoàn  thiện đầy đủ chức năng.

Cân bằng nguồn thức ăn

Cung cấp chất dinh dưỡng liên tục là cần thiết để hỗ trợ phát triển đường tiêu hóa và duy trì niêm mạc của heo con. Nếu ruột rỗng, các nhung mao và một phần lớn các tế bào chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ sẽ bị thoái hóa dẫn đến heo con cai sữa thường xuyên bị tiêu chảy và giảm tốc độ tăng trưởng.
Cho ăn là một hành động cân bằng, vì các thành phần thức ăn và khả năng tiêu hóa của heo con phải liên tục thích nghi với nhu cầu thay đổi của nó trong quá trình tăng trưởng. Đa dạng các loại phụ gia thức ăn chăn nuôi có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và chống lại những tác động tiêu cực trong quá trình cai sữa của heo con.

Kinh nghiệm thực tế từ Đan Mạch

Từ năm 2020 đến năm 2021, chúng tôi đã thực hiện các dự án kéo dài sáu tháng cùng với một số nhà chăn nuôi lợn và bác sĩ thú y của họ phối hợp cùng SEGES (Trung tâm Nghiên cứu lợn Đan Mạch). Mục tiêu là tìm ra giải pháp cho thách thức loại bỏ dần ZnO đối với những người tự trộn thức ăn tại nhà.

Dựa trên nhu cầu của từng trang trại, các dự án đã thực hiện những sáng kiến và chiến lược cho ăn mới trong phạm vi thực thi quản lý và vệ sinh. Buổi nghiên cứu đã cho thấy kết quả rất rõ ràng về việc tập trung vào nguồn thức ăn là rất quan trọng, về khoản protein thô và việc lựa chọn các nguồn protein, trong đó việc lựa chọn các nguồn protein dễ tiêu hóa là rất quan trọng. Nhưng tập trung vào thức ăn đơn lẻ thì không đảm bảo tỉ lệ thành công. Các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt và cho heo con hoạt động để đảm bảo lượng ăn vào cao cũng là yếu tố then chốt.

Bảng 1: Các vấn đề trọng tâm tại chuồng đẻ và chuồng cai sữa.

Chuồng  đẻ

Chuồng cai sữa

Vệ sinh (rửa, khử trùng, làm khô)

Cho heo con hoạt động để đảm bảo heo con đứng dậy và di chuyển đến máng ăn tự động để đảm bảo lượng ăn vào, ví dụ bằng cách tăng số lượng thức ăn hàng ngày.

Mở và điều chỉnh máng ăn để đảm bảo lượng thức ăn.
Mở máng ăn để đảm bảo thức ăn có sẵn cho lợn con.
Máng ăn phải được điều chỉnh tùy theo độ tuổi của heo con.

Chiến lược cho ăn (lựa chọn nguyên liệu thô)

 

Những trại heo tham gia đã có thể loại bỏ dần ZnO mà đặc biệt là không cần tăng lượng kháng sinh điều trị - việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để thúc đẩy tăng trưởng là không được phép ở Đan Mạch hoặc phần còn lại của EU. Một số trại cũng đã tăng năng suất sau khi loại bỏ kẽm y học khỏi nguồn thức ăn chăn nuôi (xem ví dụ bên dưới từ cùng  một chủ trại trong hình 2 và 3).

Hình 2. Tăng trọng trung bình thu được trong 3 thử nghiệm kéo dài 6 tháng mỗi thử nghiệm - từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021, với 12.000 - 12.500 heo con cho mỗi thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau (có ZnO nhưng không thực hiện chiến lược nào, không có ZnO nhưng thực hiện các chiến lược cho ăn mới và các sáng kiến về vệ sinh và quản lý, và có ZnO kết hợp với các chiến lược mới). 
Nguồn: Nhà chăn nuôi lợn Đan Mạch Anders Rold- người tham gia dự án SEGES / Vilomix.

Hình 3. Hệ số chuyển đổi thức ăn thu được trong 3 thử nghiệm, mỗi thử nghiệm kéo dài 6 tháng - từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 9 năm 2021, với 12.000 - 12.500 heo con cho mỗi thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau (Có ZnO nhưng không thực hiện chiến lược, không có ZnO nhưng thực hiện các chiến lược cho ăn mới và các sáng kiến về vệ sinh và quản lý, và có ZnO kết hợp với các chiến lược mới). Nguồn: Nhà chăn nuôi lợn Đan Mạch Anders Rold- người tham gia dự án SEGES / Vilomix. 

Điều này chứng tỏ có những lợi ích thực sự được gặt hái từ việc lựa chọn thức ăn cai sữa phù hợp và tập trung vào việc vệ sinh và giúp heo con hoạt động tích cực trong giai đoạn đẻ và cai sữa. Kinh nghiệm chăn nuôi của người Đan Mạch cho thấy, việc xây dựng những quy trình trong các hệ thống có cấu trúc tốt tạo ra sự khác biệt rất lớn.

Nguồn: Pig333
Biên dịch: Acare VN Team



kỹ thuật khác