Tác giả: Murat Devlikamov, Phytobiotics
Vitamin D trong thức ăn không được gia cầm sử dụng trực tiếp mà trước hết phải được chuyển hóa bằng enzym nội sinh. Một giải pháp mới trong dinh dưỡng động vật là bổ sung vitamin D đáp ứng nhu cầu của động vật bằng Vitamin D chiết xuất từ thực vật…
Vitamin D hoạt hoá sinh học có thể là một giải pháp bởi vì nguồn từ thực vật có tính khả dụng sinh học tức thì.
“…việc bổ sung vitamin D qua thức ăn ngày càng trở nên quan trọng…”
Vitamin D là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho tất cả các chức năng và duy trì chuyển hóa canxi và phốt pho của động vật. Gia cầm có thể tự sản xuất ra vitamin D khi da được tiếp xúc đủ với tia cực tím (Tia UV). Tuy nhiên đối với chăn nuôi, điều này chỉ có thể thực hiện ở một mức độ hạn chế trong các điều kiện chăn nuôi thương mại, chẳng hạn như nuôi nhốt trong chuồng và lồng. Vì lý do này, bổ sung vitamin D qua thức ăn trở nên quan trọng để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin. Ngoài ra, các yêu cầu về chăn nuôi gia cầm thương mại và hiện đại ngày càng tăng do trình độ sản xuất cao và nhu cầu khác nhau ở các giai đoạn sản xuất khác nhau.
Con đường trao đổi chất.
Trong hầu hết trường hợp, Vitamin D được bổ sung qua thức ăn không có tính khả dụng sinh học tức thì với vật nuôi vì phải trải qua quá trình chuyển hóa bằng enzyme nội sinh trước tiên. Vitamin ở dạng bất hoạt, còn được gọi là cholecalciferol, được hydorxy hóa thành calcidiol trong gan. Calcidiol là một dạng Vitamin D lưu thông trong máu và được xác định như một chất “dữ trự”. Sau đó, nó chuyển đổi sang dạng hoạt tính sinh học của vitamin D là Calcitriol, chủ yếu diễn ra ở trong thận của vật nuôi. Vì calcitriol là chất chuyển hóa mạnh nhất, nên calcitriol cần thiết để làm trung gian cho việc hấp thụ canxi và phốt pho từ đường tiêu hóa, phục vụ quá trình khoáng hóa xương và hình thành vỏ trứng đối với gà đẻ.
Các vấn đề có thể xảy ra khi các yếu tố bên ngoài hoặc sinh lý ức chế các bước chuyển đổi theo hướng kích hoạt Vitamin D (hình 1). Ví dụ, Ở giai đoạn khởi động, gà thịt không có hệ thống enzym hoàn chỉnh để hỗ trợ quá trình hydroxyl hoa trong gan, vì vậy gà đang phát triển có thể đối mặt với sự thiếu hụt Vitamin D.
Hình 1. Các yếu tố bên ngoài và sinh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D
Ngược lại, đối với gà đẻ khả năng sản xuất Vitamin D hoạt hóa sinh học bị giảm dần theo tuổi tác do sự thiếu hụt trao đổi chất của gan và thận. Kết quả, năng suất đẻ và chất lượng vỏ trứng đều giảm dần về cuối chu kỳ sản xuất trứng. Nghiên cứu cho rằng tăng lượng bổ sung cholecalciferol (Vitamin D3) cao hơn không mang lại sự cải thiện, vì sử dụng Vitamin D chuyển hóa để có hiểu quả phải được bổ sung đúng cách. Do đó, các nguồn từ đá vôi, hạt thô (vỏ hàu) trở thành nguyên liệu hữu ích để hỗ trợ quá trình chuyển hóa vitamin D bằng cách điều chỉnh nguồn caxi, cùng với việc chú ý liên tục đến tỷ lệ Ca:P của khẩu phần ăn, đặc biệt là trong chu kỳ đẻ cuối.
Cuối cùng, Một số nguồn từ thực vật trở thành nguyên liệu hữu ích để bổ sung Vitamin D ở những giai đoạn sản xuất quan trọng. Những phụ gia chiết xuất từ thực vật này chứa Vitamin D hoạt hóa sinh học và đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng vật nuôi.
Phương pháp tiếp cận mục tiêu
Quá trình chuyển hóa phức tạp và nhạy cảm với sự tham gia của nhiều cơ quan có nghĩa là cung cấp một lượng lớn vitamin D trong thức ăn không làm tăng được năng suất chăn nuôi vì không cải thiện được những rối loạn liên quan đến canxi và phốt pho. Nói cách khác, hàm lượng Vitamin D trong thức ăn không có dấu hiệu cho biết vật nuôi hấp thụ lượng Vitamin D đó hiệu quả ra sao. Tuy nhiên đối với gà đẻ, hàm lượng vitamin D trong thức ăn ổn định trong suốt chu kỳ không phản ánh được sự suy giảm chức năng trao đổi chất của các cơ quan trong trong các thời kỳ đẻ trứng sau này. Trong khi đó, các yếu tố stress có thể ức chế trao đổi chất canxi và phốt pho như stress nhiệt hoặc giải phóng glucocorticod cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng vitamin D.
Trong trường hợp trên, Vitamin D hoạt hóa sinh học từ các nguồn chiết xuất thực vật chính là một giải pháp. Ở dạng này, Vitamin D mang lại tính khả dụng sinh học tức thì vật nuôi. Hơn nữa, có thể được sử dụng đơn giản bằng cách đặt tiêu chuẩn cholecalciferol “lên hàng đầu” trong thức ăn. Kết quả, các cơ quan bị stress trong quá trình sản xuất ở cường độ cao được làm nhẹ bớt và đảm bảo nguồn cung cấp Vitamin D liên tục.
“Điều quan trọng là tránh dùng quá liều vitamin D hoạt hóa sinh học…”
Tuy nhiên, khi bổ sung vitamin D hoạt hóa sinh học cần phải đặc biệt chú ý đúng liều lượng để tránh phản tác dụng. Những lợi ích của Vitamin D hoạt hóa sinh học và chiết xuất từ thực vật đã được khoa học chứng minh. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng vỏ trứng được cải thiện, duy trì năng xuất đẻ trứng và điều chỉnh hệ thống miễn dịch, từ đó cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn. (Hình 2)
Hình 2. Hiệu quả của Vitamin D3 thảo mộc lên vỏ trứng (A), năng suất đẻ (B) và FCR của gà thịt (C)
Xu hướng chế độ ăn dựa trên thực vật
Ngành dinh dưỡng gia cầm đang có xu hướng gia tăng sử dụng phụ gia chiết xuất từ thiên nhiên để nhắm đến nhu cầu của vật nuôi. Những chiến lược này bao gồm sử dụng Vitamin D thực vật phù hợp cho hiệu suất chăn nuôi cao. Vitamin D chiết xuất từ thực vật là một nguồn cung cấp tối ưu để duy trì và thậm chí tăng năng xuất ở những giai đoạn áp suất trao đổi chất cao và stress tăng cao. Do đó, vitamin D chiết xuất từ thực vật là một nguồn cung cấp mới hấp dẫn để sử dụng trong dinh dưỡng động vật.
Biên dịch: Acare VN Team
Nguồn: poultryworld.net