By Ioannis Mavromichalis
(Acare) Vỏ đậu nành rất giàu chất xơ có thể lên men (hơn 20%) với pectin là nhóm chính (khoảng 10%). Khi được xử lý trước bằng enzyme, vỏ đậu nành có thể có hơn 25% chất xơ có thể lên men, chủ yếu thông qua sự phân giải của hemi-celluloses. Do đó, vỏ đậu nành có thể là một giải pháp phù hợp cho khẩu phần heo con có hoặc không có kháng sinh.
Thật vậy, các nghiên cứu cho đến nay đã chỉ ra rằng việc cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi ở phần trên của ruột già sẽ giúp động vật sản sinh ra các acid béo dễ bay hơi, chẳng hạn như acid butyric - được biết đến khả năng giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, việc sản xuất acid lactic làm giảm pH tổng thể, tạo môi trường bất lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
Điều ít được biết đến là việc cho ăn những chất xơ có thể lên men từ vỏ đậu nành có thể giúp giảm quá trình lên men protein của vi khuẩn có hại, loại bỏ sự phát triển của các mầm bệnh. Vì vậy, việc sử dụng những chất xơ như vậy được coi là một phần của chương trình chăn nuôi không ZnO ở EU và các khu vực khác vì vỏ đậu nành có thể giúp thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột giúp chúng khỏe mạnh và ổn định hơn.
Bí quyết là sử dụng nguyên liệu phù hợp không chứa bất kỳ yếu tố kháng dưỡng nào và được xử lý nhiệt đúng cách. Quá trình xử lý sơ bộ bằng enzyme giúp tăng hàm lượng xơ prebiotic và làm giảm độ nhớt trong ruột, do đó, cho phép sử dụng vỏ đậu nành ít để tránh quá tải cho heo con với các nguyên liệu giàu chất xơ. Cuối cùng là sự cân bằng phù hợp giữa chất xơ không hòa tan và chất xơ có thể lên men trong khẩu phần ăn và ở đây không thể bỏ qua vỏ đậu nành.
Khi nói tới vỏ đậu nành, tôi luôn muốn đề cập rằng vấn đề duy nhất tôi được biết đến chúng là chúng rất ngon. Trên thực tế, chúng ta phải giới hạn mức sử dụng chúng với bê vì khi sử dụng quá nhiều bê sẽ bị đầy hơi. Ta có thể dễ dàng nhận thấy sản phẩm này cũng được sử dụng trong khẩu phần ăn của heo nái đang nuôi con.
Nguồn: Feed Strategy
Biên dịch: Acare VN Team