ACARE VN - Lựa chọn nguồn gen về số con / lứa đẻ và cải thiện thực hành quản lý sẽ giúp heo nái đẻ nhiều heo con hơn trong mỗi lứa, tuy nhiên, những cải tiến về kích thước lứa đẻ đã ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của heo con.
Bởi Mark Knauer, North Carolina State University
Trong các thập kỉ qua, các chuyên gia chăn nuôi nhận thấy khi kích thước lứa đẻ tăng lên thì chất lượng của heo con lại giảm sút. Khối lượng của heo sơ sinh là chỉ số chất lượng chính của heo con lúc cai sữa. Do đó, cần có chiến lược để giảm tỷ lệ heo con sơ sinh nhẹ cân. Về mặt di truyền, có sự khác biệt về chất lượng heo con tồn tại giữa các dòng heo làm giống. Về mặt dinh dưỡng thì việc tăng mức cho ăn của heo nái tơ ở giai đoạn cuối thai kỳ đã được chứng minh là có thể giúp tăng khối lượng heo con sinh ra. Cần nghiên cứu sâu xa về việc sử dụng heo nái hiện đại, heo nái giống cao sản để xác định các kĩ thuật giúp cải thiện khối lượng heo con khi sinh.
Việc lựa chọn di truyền cho lứa đẻ và cải thiện các thực hành quản lý dẫn đến kết quả có nhiều heo con hơn được sinh ra trên mỗi lứa đẻ tại Hoa Kỳ (Knauer và Hostetler, 2013). Tuy nhiên, những cải tiến tăng kích thước lứa đẻ đã ảnh hưởng đến sự sống sót của heo con (Hình 1). Giảm tỷ lệ sống của heo con có thể được giải thích, một phần là do khối lượng của heo con khi sinh ra. Do đó, các chiến lược quản lý để nâng cao những đặc điểm này là cần thiết làm gì để cải thiện tỉ lệ sống sót và thông số sinh sản của heo nái.
Hình 1: Tổng số heo con sinh ra ở Hoa Kỳ (TNB), số lượng heo cai sữa (NW) và tỷ lệ sống của heo con (NW ÷ TNB) qua các năm (Knauer và Hostetler, 2013; Stalder, 2017).
Khối lượng heo con sơ sinh có mối quan hệ rõ ràng với thông số và hiệu quả sản xuất. Khi tăng một heo con/lứa đẻ thì sẽ làm giảm từ 30 đến 50 gram khối lượng trung bình của heo sơ sinh (Opschoor và cs, 2010). Do đó, các vấn đề về heo con có khối lượng sơ sinh thấp đã tăng lên trong thập kỷ qua. Heo con có cân nặng thấp sẽ có tỷ lệ chết cao hơn (Fix và cs, 2010a), một phần do lượng sữa non nạp vào thấp hơn (Devillers và cs, 2007) và một phần là do thách thức duy trì nhiệt độ cơ thể (Alonso-Spilsbury và cs, 2007).
Heo con bị lạnh sẽ tìm đến vú của heo nái để là ấm cơ thể, điều này sẽ làm cho chúng dễ bị heo mẹ đè chết. Fix và cs (2010a) tiếp tục báo cáo rằng heo con có khối lượng sơ sinh thấp sẽ có tỷ lệ chết cao hơn trong giai đoạn cai sữa. Liên quan đến tốc độ tăng trưởng thì heo con cân nặng thấp hơn sẽ có tăng trọng trung bình hằng ngày kém từ lúc sinh ra đến khi cai sữa và trong suốt giai đoạn vỗ béo (Fix và cs, 2010b).
Kết hợp với nhau, những kết quả này cho thấy heo con có khối lượng sơ sinh thấp sẽ có ít khả năng đạt được những chỉ tiêu chất lượng đầy đủ như những con heo trên thị trường (Hình 2, Fix và cs, 2010a). Bên cạnh những cải thiện về năng suất, thì khối lượng heo con sơ sinh càng lớn thì hiệu quả thức ăn ở giai đoạn vỗ béo càng được cải thiện với một khối lượng cố định (Wolter và cs, 2002; Knauer, 2017). Do đó việc cải thiện khối lượng trung bình của heo con sơ sinh sẽ tạo cơ hội làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi và làm giảm chi phí.
Hình 2: Mối liên hệ giữa khối lượng heo con sơ sinh và khả năng một con heo có giá trị trong thị trường (Fix và cs, 2010a).
Chiến lược nâng cao khối lượng heo con sơ sinh
Về mặt di truyền
Lựa chọn giống di truyền cho kích thước lứa đẻ ở dòng heo mẹ hiện đại mà không có cải thiện đồng thời về chất lượng heo con sẽ làm tăng tỷ lệ heo con sinh con có khối lượng thấp (Holl và Long, 2006). Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp giống di truyền gần đây đã thay đổi thực hành lựa chọn của họ để tập trung hơn vào khối lượng heo con sơ sinh hoặc có các biện pháp khác nâng cao chất lượng heo con. Tuy nhiên, thay đổi di truyền cần có thời gian. Cải tiến dòng heo mẹ để đạt được chất lượng heo con nên thực hiện ở cấp độ hạt nhân và sẽ mất nhiều năm để cung cấp cho thị trường.
Có sự khác biệt di truyền về khối lượng heo con sơ sinh giữa các dòng đực giống. Parker và Knauer (2017) báo cáo rằng heo con của giống Duroc sinh ra nặng hơn 110 gram khi so sánh với heo con có bố là dòng heo trắng. Vì vậy, việc xác định các dòng heo đực giống vào giai đoạn cuối giúp cho khối lượng heo con sinh ra cao hơn, điều đó có thể là một chiến lược khả thi để nâng cao chất lượng heo con.
Sự quản lý
Opschoor và cs (2010) báo cáo rằng thực hành quản lý tốt liên quan đến khối lượng heo con sơ sinh trên 19 trang trại ở Hà Lan. Mặc dù ý nghĩa không đáng kể nhưng heo nái tơ được cách ly trước khi nhập đàn có khối lượng heo con sơ sinh trung bình cao hơn 39 gram so với heo con của heo nái tơ được đưa trực tiếp vào đàn (P = 0,30). Heo nái nuôi trong chuồng có khối lượng heo sơ sinh trung bình lớn hơn 61 gram so với heo nái nuôi trong chuồng có các vách ngăn chuồng lúc mang thai (P = 0,34). Những kết quả này được nghiên cứu bởi Bates và cs (2003), ông cho rằng những con heo nái được nuôi tự do trong chuồng có khối lượng sơ sinh cao hơn so với heo nái được nuôi trong từng ngăn chuồng khi mang thai.
Lý do heo nái nuôi trong chuồng tự do lúc mang thai có xu hướng có khối lượng heo con sơ sinh cao hơn so với heo nái ở các chuồng có vách ngăn là không rõ ràng. Có lẽ khi tăng cường vận động khi heo mang thai sẽ giúp tăng khối lượng trung bình của heo con sơ sinh. Điều này được nghiên cứu bởi Hale và cs (1981), những con heo nái được vận động trong 15 phút mỗi ngày sẽ có khối lượng trung bình heo con sơ sinh cao hơn (~ 70 gram) so với những con heo nái không vận động. Opschoor và cs (2010) tiếp tục cho thấy việc sử dụng prostaglandin có thể làm giảm khối lượng trung bình heo con sơ sinh 43 gram so với cho heo nái đẻ tự nhiên (P = 0,32). Welp và Holtz (1985) cũng cho rằng khối lượng heo con sơ sinh sẽ nhẹ cân hơn khi heo nái được tiêm prostaglandin trong giai đoạn sinh con. Vì khi tiêm prostaglandin, heo con sẽ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn sau của thai kỳ, nên dự kiến rút ngắn thời gian mang thai qua việc sử dụng prostaglandin sẽ làm giảm khối lượng trung bình của heo sơ sinh.
Các thu thập dữ liệu cá nhân của Opschoor và cs (2010) đưa ra điểm vệ sinh tổng thể chuồng trại (có 3 mức: rất tốt, tốt hoặc trung bình) khi đến thăm từng trang trại. Điểm được đánh giá chủ quan dựa trên sự có sẵn của các phương thức và sự ấn tượng tổng thể về vệ sinh. Khối lượng trung bình của heo con có xu hướng liên quan đến vệ sinh chuồng trại (P = 0,10). Khối lượng trung bình heo sơ sinh của trại có vệ sinh đánh giá rất tốt thì sẽ có khối lượng nặng hơn 104 gram so với các trang trại được đánh giá tốt và cao hơn 224 gram so với các trang trại đánh giá trung bình. Những kết quả này hỗ trợ ý tưởng rằng quản lý tốt sẽ được phản ánh trong sản xuất của một trang trại.
Về mặt dinh dưỡng
Tăng mức cho ăn ở giai đoạn cuối của thai kỳ
Tăng mức ăn của heo nái ở giai đoạn cuối của thai kỳ thường được gọi là “cho ăn nhảy vọt”. Cho ăn nhảy vọt luôn được chứng minh là làm tăng khối lượng heo con sơ sinh của heo nái tơ (Bảng 1) mà không phải heo nái (Bảng 2). Tuy nhiên, Cromwell và cs (1989) cho rằng khối lượng trung bình heo con sơ sinh tăng lên ở heo nái đã cho ăn nhảy vọt trong chu kỳ sinh sản. Do đó, cho ăn tăng vọt ở heo nái cao sản qua nhiều chu kỳ giúp đảm bảo cho những nghiên cứu sau này.
Bảng 1: Ảnh hưởng của việc tăng mức ăn cho heo nái tơ trong cuối thời gian mang thai đối với khối lượng trung bình heo sơ sinh.
Bảng 2: Ảnh hưởng của việc tăng mức ăn cho heo nái trong giai đoạn cuối thai kỳ đối với khối lượng heo con sơ sinh
Tăng lysine hoặc khô dầu đậu nành trong giai đoạn mang thai
Việc tăng lysine trong các nhu cầu dinh dưỡng vào giai đoạn mang thai cụ thể đã được chứng minh là giúp tăng khối lượng heo con sơ sinh theo Yang và cs (2009) và Zhang và cs (2011) (Bảng 3). Các biện pháp giúp tăng lysine và / hoặc các axit amin khác bằng cách tăng khô dầu đậu nành đã được chứng minh là ít có tác động đến khối lượng trung bình heo sơ sinh (Bảng 4).
Bảng 3: Ảnh hưởng của mức độ lysine trong giai đoạn mang thai đối với khối lượng trung bình của heo sơ sinh.
Bảng 4: Ảnh hưởng của lượng khô dầu đậu nành trong gian đoạn mang thai đối với khối lượng trung bình heo con cai sữa
Carnitine
Cho heo ăn L-carnitine liên tục trong thời gian mang thai cho kết quả là làm tăng khối lượng trung bình heo con sơ sinh (Bảng 5). Tuy nhiên, rất ít hoặc không có nghiên cứu nào được báo cáo trong thập kỷ qua về sử dụng di truyền học hiện đại, giống cao sản.
Bảng 5: Ảnh hưởng của L-carnitine trong giai đoạn mang thai đối với khối lượng heo cai sữa.
β-Hydroxy-β-methylbutyrat
Cho ăn β-Hydroxy-β-methylbutyrate (HMB) trong thời gian mang thai đã được báo cáo là làm tăng khối lượng heo con sơ sinh lên nhiều lần (Bảng 6). Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất cho rằng sử dụng giống heo nái cao sản sẽ không có sự khác biệt giữa cho ăn HMB và đối chứng (Parker và Knauer, 2017). Có lẽ cần nhiều nghiên cứu hơn về ảnh hưởng HMB đối với khối lượng heo con sơ sinh bằng cách sử dụng di truyền học hiện đại, giống cao sản.
Bảng 6: Ảnh hưởng của β-Hydroxy-β-methylbutyrate (HMB) giai đoạn mang thai đối với khối lượng trung bình của heo con sơ sinh.
Biên dịch: Acare VN Team